bạn đang truy câp trang Teen1x.Xtgem.Comhãy lưu lại trang này và giới thiệu cho bạn bè cua mình nhé.! Bạn đang dùng:Mozilla/5.0
yoho.wap.sh font>
Chữa chứng kinh bế và băng lậu Nếu ăn nhiều đồ
cay nóng, gây
nhiệt độc làm
huyết đi sai
đường, đột nhiên
ra nhiều, màu đỏ
sẫm. Người bệnh
hay khát nước,
đầu choáng, ngủ
không yên.
Kinh nguyệt vài tháng không
có, sắc mặt vàng úa, hoa mắt
chóng mặt, nhức đầu, thở
ngắn, lưng đau... là những
dấu hiệu của chứng kinh bế.
Dưới đây là một số bài thuốc
Đông y chữa chứng bệnh
này.
Chứng kinh bế: con gái trên 17
tuổi không có kinh nguyệt gọi là
vô kinh nguyên phát, hoặc đang
có kinh mà ngừng gọi là vô kinh
thứ phát. Nguyên nhân gây
chứng kinh bế được chia làm 2
loại:
- Do phần huyết bị giảm sút
gồm: khí hư, huyết hư, lao tổn,
vị nhiệt.
- Do phần huyết bị ứ trệ gồm
phong hàn, khí uất đàm tắc,
huyết ứ làm đường kinh bị cản
trở, kinh huyết không vận hành.
Phần huyết bị giảm sút:
- Huyết hư: kinh nguyệt vài
tháng không có, sắc mặt vàng
úa, hay hoa mắt chóng mặt,
nhức đầu hồi hộp thở ngắn,
lưng đau, ăn kém, gày mòn, da
khô. Cần dùng bài thuốc: đảng
sâm 20 g, bạch truật 12 g, hoài
sơn 16 g, ý dĩ 16 g, kỷ tử 12 g,
hà thủ ô 12 g, kê huyết đằng 12
g, ngưu tất 12 g, ích mẫu 16 g,
thục địa 12 g. Sắc uống ngày
một thang.
- Khí hư: do ăn uống không điều
độ, dinh dưỡng kém, lao động
quá nhọc mệt làm tỳ vị hư,
không sinh huyết. Bế kinh vài
tháng, sắc mặt vàng, tinh thần
mệt mỏi, tay chân lạnh, phù
thũng, đầu choáng, hồi hộp, hơi
thở gấp, đầy bụng, ăn kém, đại
tiện lỏng. Nên dùng bài thuốc:
hoàng kỳ 12 g, bạch truật 12 g,
đương quy 12 g, đảng sâm 8 g,
trần bì 6 g, cam thảo 4 g, sài hồ
8 g, thăng ma 8 g, đan sâm 8 g,
ngưu tất 8 g, bạch thược 8 g.
Sắc uống ngày một thang. - Lao tổn: do lo nghĩ quá mức,
mắc các bệnh mạn tính như lao
phổi, viêm phế quản mãn tính,
hoặc thời kỳ hồi phục của các
bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng
gây âm hư, làm phần huyết kém,
gây bế kinh vài tháng. Người
gầy mòn, sắc mặt trắng, hai gò
má đỏ, lòng bàn chân nóng,
miệng khô, tâm phiền, ít ngủ. Có
thể dùng bài thuốc; bạch thược
240 g, hoàng kỳ 80 g, cam thảo
80 g, ngũ vị tử 80 g, a giao 80 g,
phục linh 80 g, đương quy 80 g,
sa sâm 80 g, thục địa 80 g. Tán
nhỏ, mỗi ngày uống 12-20 g.
- Vị nhiệt: do nhiệt tích lại ở
trung tiêu, không dẫn xuống làm
tổn thương tân dịch và kinh
huyết. Bế kinh, sắc mặt vàng, hai
gò má đỏ, miệng đắng, họng
khô, người gầy, chất lưỡi đỏ.
Nên dùng bài: thục địa 12 g,
đương quy 12 g, bạch thược 12
g, xuyên quy 12 g, đại hoàng 4
g, mang tiêu 4 g, cam thảo 4 g.
Phần huyết bị ứ trệ:
- Phong hàn: bị lạnh, nước lạnh
xâm nhập mạch nhâm xung, gây
bế kinh. Kinh nguyệt mất vài
tháng, bụng dưới đau lạnh, tay
chân không ấm, ngực tức buồn
nôn. Dùng bài thuốc: đương quy
8 g, xuyên khung 8 g, bạch
thược 8 g, ngưu tất 12 g, đảng
sâm 12 g, cam thảo 4 g, nga
truật 8 g, đan bì 8 g, quế chi 8 g.
Sắc uống ngày một thang.
- Khí uất: do tình chí uất ức, khí
không thông gây bế tắc kinh
mạch làm huyết không thông,
bế kinh, sắc mặt vàng, nóng nảy
hay cáu gắt, choáng, ù tai, ngực
sườn chướng đau, ăn ít, ợ hơi.
Bài thuốc hiệu quả là: phục linh 8
g, trần bì 6 g, cam thảo 4 g,
thương truật 6 g, nga truật 8 g,
hương phụ 8 g, xuyên khung 8
g, đinh lang 4 g, mộc hương 6 g.
- Đàm thấp: gây béo mập, vô
kinh hay bế kinh. Dùng bài
thuốc: hương phụ 8 g, ý dĩ 12 g,
trần bì 8 g, đảng sâm 16g, chỉ
sác 8 g, đan sâm 12 g, nga truật
8 g, uất kim 8 g. Sắc uống ngày
một thang. - Huyết ứ: bế kinh vài tháng, sắc
mặt xanh tối, hạ vị căng chướng
cự án, miệng khô, không muốn
uống. Dùng bài thuốc: ích mẫu
16 g, đào nhân 8 g, uất kim 8 g,
ngưu tất 12 g, tạo giác thích 8
g, hương phụ 8g.
Chứng băng lậu: là hiện tượng
huyết từ âm đạo ra nhiều, hoặc
huyết ra ít nhưng kéo dài không
dứt. Nếu kinh kéo dài không dứt
gọi là lậu kinh. Nếu kinh huyết
đột nhiên xuống nhiều gọi là
băng kinh. Do hai mạch xung
nhân bị thương tổn gây rong
huyết, phần nhiều do huyết
nhiệt, khí hư, khí uất, huyết ứ
như phổ biến hơn cả là do
huyết nhiệt và khí hư.
- Huyết nhiệt: do ăn đồ cay
nóng, làm nhiệt độc, gây huyết
đi sai đường, đột nhiên ra
huyết nhiều, màu đỏ sẫm, khát
nước, nóng, đầu choáng, ngủ
không yên. Cần dùng bài thuốc:
sinh địa 16 g, huyền sâm 12 g,
địa cốt bì 8 g, kỷ tử 8 g, a giao 8
g, chi tử sao 8g, cỏ nhọ nồi 16 g.
Sắc uống ngày một thang.
- Khí hư: do lao động nhiều, dinh
dưỡng kém, ảnh hưởng đến khí
ở tỳ, do lo nghĩ quá độ, ảnh
hưởng đến tâm tỳ. Đột nhiên ra
huyết nhiều, hoặc ra ít một
không ngừng, màu đỏ nhạt,
trong, người mệt mỏi, đoản hơi
ngại nói, không muốn ăn, đại
tiện lỏng, sợ lạnh, tự ra mồ hôi.
Dùng bài thuốc: đảng sâm 16 g,
hoàng kỳ 12 g, đương quy 12 g,
bạch truật 12 g, huyết dư 6 g,
thăng ma 8 g, trần bì 8 g, sài hồ
12 g, cam thảo 6 g, ô tặc cốt 12
g, mẫu lệ 12 g. Sắc uống ngày
một thang.
Bác sĩ Hoàng Bội Hương